Bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Cầu trục 40 tấn dầm đôi còn được gọi là cầu trục hai dầm, cầu trục dầm kép với trọng tải lên đến 40 tấn, với khẩu độ tiêu chuẩn lên đến 50m. Đây là một trong những thiết bị nâng hạ hàng hóa, thiết bị lắp ráp được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong các phân xưởng, nhà máy.
Cầu trục dầm đôi thường phục vụ cho các ngành luyện kim, thép, đóng tàu, chế tạo cơ khí, kho bãi, bốc xếp hàng hóa; là thiết bị nâng hạ hàng nặng phục vụ tốt cho nhiều công trình.
Cầu trục dầm đôi bao gồm: 2 dầm chính, 2 dầm biên, kết cấu thép lan can, sàn bảo dưỡng, hệ dây dẫn điện, cơ cấu trục di chuyển và điều khiển cầu trục.
Kết cấu thép dầm chính cầu trục dầm đôi 40 tấn có dạng hộp, dạng giàn không gian. Khi chế tạo, thiết kế dầm chính cần phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng của Việt Nam. Với cầu trục dầm đôi tải trọng 40 tấn thì thường sử dụng dầm hộp và khẩu độ lớn hơn.
➤ Xem Thêm: Cầu Trục Là Gì ? Nguyên Lý Làm Việc Của Cầu Trục
Kết cấu thép dầm biên: dầm biên thường được thiết kế và gia công trên các máy gia công chính xác cao, có dạng hộp gắn với bánh xe chủ động và bị động. Dầm biên phải đảm bảo dung sai kích thước, đường kính bánh xe và trục bánh xe theo tiêu chuẩn.
Cơ cấu hạ nâng: thiết bị Palang cáp điện dầm đôi được trang bị các thiết bị an toàn như giới hạn hành trình nâng hạ, bộ báo quá tải, di chuyển và tay bấm điều khiển đồng bộ. Với cầu trục dầm đôi 40 tấn thường sử dụng xe con có khả năng làm việc liên tục, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nhất.
Thiết bị cấp điện: hệ thống cấp điện được thiết kế theo kiểu so đo, cáp dẹp chạy dưới với tay lấy điện, con chạy. Luôn đảm bảo cung cấp đủ điện cho palang, cấp điện cho cầu trục và tủ điện điều khiển trung tâm. Ngoài ra, cũng cần trang bị thêm tủ điện nguồn đóng mở toàn bộ hoạt động của cầu trục dầm đôi.
Được thiết kế gọn nhẹ, với chất liệu thép kết cấu vững chắc luôn hoạt động ổn định với trọng tải nâng hạ lên đến 40 tấn.
Công tác lắp đặt sửa chữa cầu trục dầm đôi không đòi hỏi thiết bị hỗ trợ. Giúp dễ dàng di chuyển các thiết bị nặng, các vật có trọng tải lớn và mọi việc chỉ cần điều khiển bằng máy móc.
Với cùng cao độ vai cột và nhà xưởng chiều cao nâng hạ cầu trục dầm đôi cao hơn so với dầm đơn.
Nhược điểm lớn nhất cảu cầu trục dầm đôi là xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản 2 bên ray không đồng đều. Bên cạnh đó giá thành của cầu trục dầm đôi cũng cao hơn so với dầm đơn lý do vì khối lượng kết cấu thép nhiều hơn.
Trước khi bắt đầu sử dụng để thử tải chú ý quan sát các thiết bị như palang, điện, cơ cấu di chuyển xem có vấn đề bất thường xảy ra không.
Trong lúc vận hành thiết bị cầu trục dầm đôi thì tuyệt đối không đứng lên vật nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nâng.
Bảo dưỡng định kỳ với các cầu trục đầy đủ, giám sát đăng kiểm theo đúng thời hạn cấp phép.
Tìm hiểu kỹ chế đô, cách thức vận hành của cầu trục.Luôn có những phụ tùng thay thế cho các bộ phận hao mòn như các loại động cơ nâng hạ, má phanh...
Với Palang, cầu trục khi hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới.
Bài viết trên Cầu Trục Nam Việt đã giới thiệu bạn về cầu trục dầm đôi rất khác so với cầu trục dầm đơn. Qua bài viết hi vọng các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cầu trục dầm đôi nói chung cũng như cầu trục 40 tấn dầm đôi nói riêng.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cổng trục, thiết bị cầu trục hoặc phụ kiện palant. Mọi chi tiết quan tâm xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.
Địa chỉ : 363/12 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline : 0908 763 775 – 08 3554 0567
Email : sales@thietbinamviet.com
Giấy CNĐKKD: 0312637281. Ngày cấp : 23/01/2014.
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư TPHCM.